Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Nghỉ lễ dài lê thê: “Chưa giàu đã chơi sang” - Hr views

Nghỉ lễ dài lê thê: “Chưa giàu đã chơi sang”

(VietQ.Vn) - “Nhà nước cho nghỉ lễ dài xong lại phê phán cán bộ không lo đi làm, chỉ mải đi lễ hội. Do Nhà nước cả thôi”, GS Võ Tòng Xuân nói.

Bộ LĐ-TB&XH vừa đề xuất xin Chính phủ cho cán bộ công chức, viên chức được nghỉ 6 ngày, từ 28/4 đến hết 3/5 để kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động năm 2015. Năm nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương (28/4) gần với ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sau khi có đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH về hai phương án, Chính phủ đã cân nhắc và quyết định lịch nghỉ 6 ngày.

Theo đó, công chức, viên chức sẽ được nghỉ từ 28/4 đến hết 3/5 và đi làm vào thứ bảy (25/4) để nghỉ thứ tư (29/4). Ngày 27/4 (thứ hai), vẫn đi làm bình thường.
Ngán ngẩm với đề xuất này của Bộ LĐ-TB&XH, GS Võ Tòng Xuân – người đã từng đề xuất gộp Tết ta và Tết tây nói: “Chúng ta mới nghỉ Tết dài lê thê, thậm chí còn chưa vào guồng sản xuất thì Nhà nước lại bồi thêm đợt nghỉ lễ này. Việt Nam chưa giàu mà chơi sang quá!”.



Theo ý kiến của vị GS này, người Việt "ăn Tết" âm lịch chưa xong vì còn đang tiếp diễn với rất nhiều lễ hội, thì Nhà nước “chơi xộp” cho nghỉ 6 ngày lễ 30/4, 1/5. Việc nghỉ nhiều chứng tỏ người dân không có việc làm, và dường như các công sở cũng không có nhiều việc làm.

Thừa nhận, việc cho người lao động nghỉ ngơi, tái sản xuất là việc làm tốt nhưng GS Xuân cho rằng, nghỉ quá nhiều, quá dài ngày khiến hiệu quả công việc giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí, việc hoán đổi ngày nghỉ, làm bù không thể có hiệu quả; những ngày làm việc tiếp theo vẫn còn dư âm được nghỉ ngơi như dịp Tết. Chính vì thế dân gian mới có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” dù Tết đã dứt từ nhiều ngày trước.

Trong khi đất nước còn khó khăn, các doanh nghiệp vẫn còn vất vả, việc nghỉ lễ liên miên khiến hiệu quả sản xuất không đạt chỉ tiêu. Tại các trường học, giờ học bị mất, việc học bù về sau khiến cả thày và trò đều “uể oải”.

“Việc dễ dãi như thế này sẽ đưa đất nước vào tình trạng ai cũng nghĩ làm việc chơi chơi thôi cũng được. Nhiều đơn vị, nhân viên rất rảnh rỗi, đi muộn về sớm; đến giờ pha trà rồi ngồi nhâm nhi tán chuyện...”, Nhà giáo Võ Tòng Xuân nói.

Không chỉ hiệu quả công việc, chỉ tiêu kinh tế dễ giảm sút, việc nghỉ nhiều có thể ảnh hưởng đến yếu tố xã hội. Nó sẽ khuyến khích các địa phương “nghĩ” ra nhiều lễ hội hơn – trong khi Việt Nam vốn dĩ đã có gần 8.000 lễ hội lớn nhỏ.

Trà Phương

“Luồng gió mới” trong nhân sự bất động sản Việt Nam

(ĐSPL) - “Quân giỏi thì tướng phải tài” – ý nghĩa thực sự đã thấp thoáng hiện lên ở ngôn từ và đó là mục tiêu quản lý của hầu hết các ngành nghề trong cả nước. Cụ thể hơn, hiện nay trong nhân lực ngành môi giới, phân phối Bất động sản (BĐS) đang phát triển theo xu hướng tích cực như vậy : Có người tài ắt có quản lý hay.

Hiện nay, đội ngũ nhân sự môi giới, phân phối BĐS ngày càng được cải thiện về chất lượng, việc đào tạo nhân lực giỏi đang phát triển, giúp phục vụ cho ngành BĐS và xã hội. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức được đặt ra với cấp quản lý – liệu họ sẽ làm gì để “thống nhất” người tài sao cho có quy tắc và ổn định?



“Khủng hoảng thiếu” trong nhân sự môi giới, phân phối BĐS

Thời gian trước đây, có nhiều nhóm nhân sự BĐS trên sản giao dịch BĐS: Nhóm sàn giao dịch BĐS của các tập đoàn, chủ đầu tư lớn và nhóm sàn giao dịch BĐS do các cá nhân, tập thể lập ra dựa trên kinh nghiệm bản thân và đặc biệt còn có nhóm là các trung tâm giao dịch nhà đất nhỏ lẻ, một vài cá nhân có xu hướng ăn theo các dự án đang sốt trên thị trường BĐS.

Trong khoảng thời gian này có hàng loạt những vụ kiện cáo, tố tụng về việc môi giới, phân phối BĐS trái với đạo đức hành nghề bị phanh phui. Đó là việc bán hàng chênh giá, lừa đảo chiếm dụng vốn của khách hàng, và sử dụng vốn sai mục đích gây ảnh hưởng đến khác hàng. Điều này gây ảnh hưởng và điều tiếng không nhỏ tới nhân sự môi giới, phân phối trong ngành BĐS.

Sau khi “tẩy chay” những sàn giao dịch, những người môi giới, phân phối BĐS “bán chuyên” thì nhân sự trong ngành này đang có xu hướng “khát”. Vì lý do này mà việc đào tạo và quản lý nhân sự môi giới, phân phối BĐS được chú trọng.

“Thắt chặt” việc quản lý nhân sự môi giới, phân phối BĐS

Hiện nay việc đăng ký tình trạng và lý lịch pháp lý của Bất động sản ở nước ta do cơ quan quản lý hành chính nhà nước về Bất động sản thực hiện. Đồng thời, Nhà nước cũng giám sát việc quản lý nhân sự BĐS.

Luật Kinh doanh Bất động sản Việt Nam có nêu: “Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có vốn pháp định và đăng ký kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.” Hoặc những cá nhân hoạt động Bất động sản phải đăng ký và có chứng chỉ về Bất động sản.

Nhờ điều luật này mà nhân sự trong ngành BĐS được quản lý, giám sát chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước còn mở những trường đào tạo, rèn luyện để cấp chứng chỉ hành nghề cho những người mong muốn hoạt động trong lĩnh vực này.

Trách nhiệm quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp BĐS

Cũng nhờ ý thức được vai trò của nhân sự BĐS, các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS đang không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của nhân viên môi giới, phân phối BĐS và phát triển năng lực ấy trong những mô hình quản lý chất lượng. Đây chính là vấn đề then chốt trong mối quan hệ giữa quân và tướng của một doanh nghiệp, tổ chức BĐS

Đề cập tới vấn đề quản lý nhân sự BĐS, Th.S Quản trị kinh doanh ông Mai Đức Hùng (CTHĐQT kiêm TGĐ Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Việt Đô) với nhiều năm nghiên cứu, làm việc, lĩnh vực BĐS trong và ngoài nước nhận định: “Hiện nay nguồn nhân lực trong lĩnh vực BĐS rất phong phú và dồi dào, đặc biệt là sinh viên mới ra trường và phần lớn ở độ tuổi 18-35. Với tôi, nhân sự là yếu tố cần và khai thác năng lực là yếu tố đủ để có được nhân lực giỏi phục vụ cho ngành”.

Điều này đồng nghĩa với việc nhân sự BĐS của nước ta ngày càng có những chuyển biến tích cực: Chất lượng nhân sự được tăng cao với việc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và có đạo đức, quản lý chất lượng nhân sự đang được chú trọng (người lãnh đạo giỏi là người quản lý giỏi).

Người làm môi giới, phân phối bất động sản được coi là cầu nối giữa các thương vụ ký kết giữa các bên, họ cần có tầm hiểu biết để tư vấn, dẫn dắt khách hàng qua từng bước để tránh được những rủi ro cao nhất. Vì vậy bên cạnh những kiến thức chuyên ngành họ cần phải có tầm nhìn rộng và am hiểu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ cần nắm rõ nhu cầu của khách hàng và thị trường cũng như những biến động về giá cả. Họ thông thuộc các ngóc ngách của thị trường, các quy định về thuế, cũng như hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Mai Đức Hùng nhấn mạnh thêm: “Cơ quan Chính phủ cần có quy trình đào tạo chuẩn hóa sát với doanh nghiệp và các doanh nghiệp cần nhận thức rõ việc cải tổ hệ thống đào tạo. Điều này giống như việc so sánh hình tượng: nước nào có hệ thống giáo dục tốt nhất thì nước đó phát triển nhất. Trong một doanh nghiệp cũng vậy, nếu hệ thống đào tạo tốt nhất thì đó sẽ là doanh nghiệp mạnh và bền vững nhất.”

Nhân sự trong ngành môi giới, phân phối BĐS đang dần được chú trọng về chất lượng cũng như phương thức quản lý, chính điều đó là “bài thuốc” hiệu quả để tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng. Có thể nhận thấy được tiềm năng trong ngành BĐS ở tương lai nếu nhân sự có xu hướng phát triển tích cực như thời điểm hiện tại. Điều đó giúp thổi một luồng sinh khí mới cho ngành BĐS và tạo dựng tiền đề để tiến gần hơn với khách hàng.
PV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét